Thuế tiêu thụ (8% và 10%)
Thuế tiêu thụ (8% và 10%)
Thuế tiêu thụ tại Nhật Bản lần đầu tiên được áp dụng là 3% vào tháng 4 năm 1989, sau đó tăng lên 5% vào năm 1997, tiếp đến vào năm 2014 thì mức thuế tiêu thụ tăng lên là 8%.
Sau đó vào thứ 3 ngày 1 tháng 10 năm 2019, mức thuế tiêu thụ tăng từ 8% lên 10%. Khi mức thuế bị tăng lên thì nhà nước Nhật Bản cũng có chính sách thuế suất giảm nhẹ (giữ nguyên mức thuế 8%). Chính sách thuế suất giảm nhẹ tức là mặc dù mức thuế đã tăng lên là 10% nhưng những mặt hàng như đồ ăn thức uống vẫn giữ nguyên mức thuế 8%. Vậy thì bạn có biết khi nào mức thuế 8% được áp dụng hay khi nào bạn sẽ phải thanh toán với mức thuế 10% hay không?
Về cơ bản, đối với những mặt hàng đồ ăn thức uống không thể thiếu hằng ngày ngoại trừ bia, rượu sẽ thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất giảm nhẹ (thuế 8%).
Tuy nhiên, dù là đồ ăn được áp dụng mức thuế là 8% nhưng nếu ăn uống ở ngoài hàng thì sẽ bị áp dụng mức thuế là 10%. Nếu khi bạn gọi món tại cửa hàng đồ ăn nhanh, cửa hàng tiện lợi mà ăn tại quán sẽ bị tính mức thuế 10%, còn nếu bạn mang về thì được áp dụng mức thuế 8%. Việc tăng thuế lần này là một vấn đề khá phức tạp, vì vậy bạn hãy chú ý để tránh nhầm lẫn giá cả do mức thuế nhé. Ví dụ, bạn mua đồ ăn tại các cửa hàng nếu mang ra công viên ngồi ăn thì chỉ mất 8% thuế thôi, nhưng nếu bạn ăn tại quán sẽ phải trả mức thuế 10%.
Nguyên tắc áp dụng mức thuế 8% và mức thuế 10% khá là phức tạp, vì thế khi đi mua sắm bạn nên chú ý nhé.